thoái hoá đốt sống cổ

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ thường gặp, cách phòng ngừa và điều trị

1. Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính tiến triển chậm, liên quan đến tư thế vận động của cột sống cổ. Bệnh hình thành do tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống, từ đó làm thu hẹp các lỗ liên hợp trong đốt sống, cản trở lưu thông máu và các dây thần kinh.

Thoái hóa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống cổ nhưng thường gặp nhất ở đoạn C6 – C7.

Điều trị thoái hoá đốt sống cổ

Hiện tượng thoái hoá đốt sống cổ thường gặp ở tuổi trung niên

2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống cổ nhưng phổ biến nhất đó là:

Do tuổi tác:

Từ độ tuổi 40, quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra khiến cho các đốt sống cổ dễ bị thoái hóa. Tình trạng thoái hóa cột sống cổ diễn ra nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và lối sống của mỗi người. Tuy nhiên hiện nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa và thường xảy ra ở độ tuổi 25-30, có một số trường hợp ở độ tuổi trẻ hơn.

Do gai xương

Gai xương hình thành nhằm giúp xương chắc khỏe hơn, chữa lành vùng xương khớp bị tổn thương. Đa số các gai xương không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, phần xương này có thể phát triển quá mức gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng đau nhức vùng cổ gáy.

Đĩa đệm bị tổn thương

Đĩa đệm có vai trò như lớp đệm giữa các đốt sống giúp giảm sốc và chịu lực khi chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày. Theo thời gian, lớp nhân nhầy bên trong đĩa đệm có thể bị mất nước và khô lại khiến cho các đốt xương dễ cọ xát vào nhau gây đau đớn, lâu dần dẫn đến thoái hóa.

Ngoài ra, đĩa đệm cột sống cũng có thể bị rách, nứt khiến cho lớp nhân nhầy bên trong bị rò rỉ đè lên tủy sống và dây thần kinh gây ra cảm giác đau mỏi, tê bì lan xuống đùi, cánh tay…

Địa đệm bị tổ thương gây thoái hoá đốt sống

Địa đệm bị tổ thương gây thoái hoá đốt sống

Do xơ hóa dây chằng

Dây chằng đóng vai trò kết nối các xương cột sống với nhau để giúp các cử động thường ngày trở lên dẻo dai và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ bị xơ hóa theo thời gian làm ảnh hưởng tới cử động vùng cổ, gây căng cứng và hạn chế hoạt động.

Do chấn thương

Nếu không may bị chấn thương ở cổ do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay chấn thương thể thao,… thì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ.

Đặc thù nghề nghiệp

Một số công việc có tính chất lặp đi lặp lại chuyển động hoặc mang vác nặng như công nhân, nhân viên văn phòng phải ngồi trước máy tính quá lâu, người tập gym, nhân viên bán hàng,… đều là nguyên nhân gây áp lực lên cột sống, làm biến đổi các mô xương, cơ và dây chằng, thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống cổ diễn ra nhanh chóng.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh lý về cơ xương khớp thì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống cổ.
  • Người thừa cân, béo phì và lười vận động.
  • Người có lối sống không lành mạnh: uống rượu bia, hút thuốc lá, sinh hoạt không đúng giờ giấc, ngủ sai tư thế,….
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng, thiếu hụt Canxi, Vitamin D hoặc Magie…
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hoá đốt sống cổ

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ thường gặp

Trong thời kỳ đầu thoái hóa, người bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh thường có các biểu hiện sau đây:

Đau nhức: Các cơn đau mỏi xung quanh vùng cổ-vai-gáy sẽ xuất hiện ngày một nhiều, đôi khi gây nên tình trạng vẹo cổ hay sái cổ. Cơn đau có thể lan tới đầu gây nhức đầu ở vùng chẩm, trán, mũi và mắt, đau lan xuống một bên hoặc cả hai bên cánh tay.

Mất cảm giác chi trên: Thoái hóa cột sống cổ khiến rễ thần kinh vận động cánh tay bị chèn ép nhiều dẫn đến tình trạng tê bì từ phần vai xuống cánh tay, khó cảm nhận nóng lạnh, thậm chí trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể bị teo cơ, mất cảm giác ở tay hoặc bại liệt.

Dấu hiệu Lhermitte: Dấu hiệu Lhermitte hay còn gọi là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng xảy ra khi bệnh tiến triển nặng gây cảm giác khó chịu như có luồng điện chạy dọc từ cổ xuống xương sống, lan xuống các ngón tay và ngón chân. Tình trạng này có thể biểu hiện rõ hơn khi người bệnh cúi cổ về phía trước.

Đau cứng cổ vào buổi sáng: Khi trời lạnh, việc ngủ ban đêm không đúng tư thế có thể khiến người bệnh bị cứng cổ vào sáng hôm sau, gây khó khăn trong các vận động vùng cổ như cúi, gập, xoay,…

Ngoài ra, cơn đau có thể lan cả sang vùng gáy hoặc sau đầu và tăng mức độ nếu người bệnh ho hoặc hắt hơi. Một trường hợp bệnh nhân đau không thể quay đầu sang trái hoặc phải mà phải xoay cả người.

Các triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng nêu trên, số ít bệnh nhân tổn thương các đốt sống C1 – C2 hoặc C4 có thể gặp phải các triệu chứng nấc cụt, ngáp, mất thăng bằng, chóng mặt và mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột,…. Khi xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay lập tức.

4. Phòng ngừa và điều trị thoái hóa cột sống cổ đúng cách

Để điều trị thoái hóa cột sống cổ, các phương pháp nội khoa và vật lý trị liệu vẫn thường được ưu tiên hơn phẫu thuật.

Điều trị nội khoa: Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID): việc lựa chọn các loại thuốc trong nhóm này cần phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh để sử dụng liều lượng phù hợp

  • Corticosteroid: có thể uống hoặc tiêm để làm giảm cơn đau tạm thời
  • Thuốc giãn cơ: giúp cơn đau thuyên giảm nhờ sự co cơ
  • Thuốc chống động kinh giúp giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương
  • Thuốc chống trầm cảm được chứng minh có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu: Thông qua hệ thống máy móc và các bài tập sẽ giúp bệnh nhân phục hồi vận động và tăng cường sự dẻo dai ở vùng cổ vai gáy. Một số loại máy được Hồng Ngọc ứng dụng để trị liệu thoái hóa cột sống cổ bao gồm: máy kéo giãn, xung kích, laser, điện xung giao thoa, từ trường,… Bên cạnh đó là kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp làm mềm các mô cơ, giảm căng cứng, đưa đĩa đệm về đúng vị trí.

Phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân lấy lại tầm vận động cổ vai gáy nhanh chóng, điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả, hạn chế lạm dụng thuốc.

Phẫu thuật: Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không còn tác dụng, bệnh ngày một nặng thêm thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật, giải phóng chèn ép lấy lại khoảng trống cho tủy sống và rễ thần kinh.

Các phương pháp phẫu thuật được ứng dụng hiện nay đó là:

  • Loại bỏ các gai xương.
  • Loại bỏ một phần của đốt sống.
  • Ghép xương và phần cứng nhằm hợp nhất một phần của cổ

Ngoài ra, để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh thoái hóa cột sống cổ, bạn nên tạo lập thói quen sống tích cực, lành mạnh theo nguyên tắc sau:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao tầm vận động của xương khớp. Chú ý tập các bài tập vừa sức, điều độ phù hợp với khả năng của mình.
  • Phân bổ thời gian sinh hoạt và làm việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho vùng cổ.
  • Không nên ngồi hay đứng quá lâu mà nên đi lại, vươn vai để thư giãn. Sau khi làm việc lâu, hãy dành thời gian massage, xoa bóp vùng vai gáy cổ.
  • Điều chỉnh các thiết bị làm việc sao cho cân đối và phù hợp. Đối với người phải làm việc với máy tính trong nhiều giờ thì cần lưu ý đặt màn hình máy tính cách mắt 50-66 cm, tránh để quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
  • Khi ngủ nên thường xuyên thay đổi tư thế, không nên nằm gối quá cao, chỉ nằm 1 tư thế sẽ rất dễ vẹo cổ và cũng không nên nằm sấp, bởi khi đó cổ bị gập rất dễ gây thoái hóa đốt sống cổ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu giàu canxi như: tôm, cua, ốc; sữa, các loại rau, trái cây,… đặc biệt bổ sung các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương khớp chắc khỏe.

Thoái hóa cột sống cổ làm giảm khả năng vận động và hạn chế lao động trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ và vận động thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho cột sống, đem lại hiệu quả điều trị lâu dài.

➤ Bạn cũng sẽ quan tâm:

24
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Mục lục